Độc tính trên thận là gì? Các công bố khoa học về Độc tính trên thận

Độc tính trên thận là tình trạng thận bị tổn thương và không thể hoạt động đúng cách, gây ra các vấn đề về chức năng thận. Độc tính trên thận có thể do nhiều ng...

Độc tính trên thận là tình trạng thận bị tổn thương và không thể hoạt động đúng cách, gây ra các vấn đề về chức năng thận. Độc tính trên thận có thể do nhiều nguyên nhân như viêm nhiễm, tác động của các chất độc hại (như rượu, thuốc lá, các chất gây ô nhiễm môi trường) hoặc do các bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp cao. Khi thận bị tổn thương, chức năng lọc cũng như vận chuyển và duy trì cân bằng nước và các chất điện giải trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, lừ đừ, tăng huyết áp, tăng nước tiểu hoặc tiểu ít, và có thể dẫn đến suy thận nếu không được điều trị kịp thời.
Độc tính trên thận có thể làm tổn thương các cấu trúc và chức năng của thận. Những tác nhân gây hại có thể bao gồm:

1. Viêm nhiễm: Viêm nhiễm trong thận có thể gây ra viêm túi thận (pyelonephritis) hoặc viêm màng bao thận (glomerulonephritis). Các vi khuẩn hoặc vi rút gây ra viêm nhiễm thường xâm nhập vào các cấu trúc của thận và gây tổn thương. Viêm nhiễm kéo dài hoặc không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến sẹo và tổn thương vĩnh viễn cho thận.

2. Chất độc: Một số chất độc có thể gây hại cho thận, ví dụ như rượu, thuốc lá, các chất gây ô nhiễm môi trường như chì và thủy ngân. Khi tiếp xúc với những chất này trong thời gian dài, chúng có thể tích tụ trong thận và gây tổn thương cấu trúc và chức năng của nó.

3. Bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh thận hoại tử, bệnh tăng huyết áp thận, cảnh báo dẫn đến suy thận và sỏi thận cũng có thể gây tổn thương trên thận. Những bệnh này gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu và áp lực trong thận, gây tổn thương các cấu trúc và chức năng của thận theo thời gian.

Các triệu chứng của độc tính trên thận có thể bao gồm:

- Sự mệt mỏi và suy giảm năng lượng.
- Buồn nôn và mất cảm giác muốn ăn.
- Tăng huyết áp.
- Nhức đầu và hoa mắt.
- Tăng nước tiểu hoặc tiểu ít, thậm chí không thể tiểu.
- Đau và sưng tại vùng thận.
- Sự lừ đừ và khó tập trung.

Để chẩn đoán và điều trị độc tính trên thận, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa thận. Điều trị có thể bao gồm điều chỉnh lối sống, dùng thuốc và thay thế chức năng thận (nếu cần) để duy trì sự hoạt động chức năng của thận.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "độc tính trên thận":

Thực trạng sử dụng vancomycin tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng vancomycin tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 61 bệnh án có sử dụng vancomycin tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong giai đoạn từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2020. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 59,9 tuổi, trong đó nam giới chiếm tỷ lệ 75,4%. Kết quả ra viện: 68,9% bệnh nhân đỡ/ khỏi; 29,5% bệnh nhân nặng/xin về/tử vong. Vancomycin chủ yếu được chỉ định kinh nghiệm (90% chỉ định kinh nghiệm và 10% chỉ định theo đích vi khuẩn). 96,7% bệnh nhân được chỉ định cấy vi sinh trong đó 72,1% bệnh nhân có kết quả dương tính. Staphylococcus aureus là tác nhân Gram (+) được phân lập phổ biến nhất, trong đó 59,1% là MRSA. Có tới 90% bệnh nhân không được dùng liều nạp. Liều duy trì hay được sử dụng là 1g mỗi 12 giờ (59,7%). Chế độ liều này được sử dụng trên những bệnh nhân có chức năng thận rất khác nhau với khoảng Clcr dao động rất rộng (từ 15,8ml/phút đến 155,3ml/phút). Độc tính trên thận xuất hiện ở 15/61 (24,6%) bệnh nhân, trong đó có 13 bệnh nhân có phối hợp cùng với thuốc độc tính trên thận. Kết luận: Đa số bệnh nhân không được dùng liều nạp (90%). Chế độ liều duy trì hay được sử dụng nhất là 1g mỗi 12 giờ. Nhưng chế độ liều này được sử dụng trên những bệnh nhân có chức năng thận rất khác nhau (Clcr từ 15,8ml/phút - 155,3ml/phút). Kết quả của nghiên cứu là tiền đề quan trọng trong việc triển khai quy trình giám sát điều trị vancomycin thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong máu.
#Vancomycin #độc tính trên thận #liều nạp #liều duy trì #MRSA
ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN TRÊN CHỨC NĂNG GAN, THẬN CỦA VIÊN NANG CỨNG FUCOLEN SAU BÀO CHẾ TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 501 Số 1 - 2021
Mục tiêu: Đánh giá độc tính bán trường diễn của viên nang cứng Fucolen trên hệ tạo huyết trên chuột nhắt trắng chủng Wistar. Đối tượng & Phương pháp: nghiên cứu thực nghiệm trên 30 chuột trắng chủng Wistar. Kết quả: Sau khi sử dụng thuốc 4 tuần, 8 tuần, 12 tuần thì sự thay đổi về các chỉ số chức năng gan (AST, ALT) và creatinin trong máu chuột sử dụng thuốc không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với lô chuột ở nhóm chứng (p>0,05). Không có sự thay đổi hình ảnh vi thể của gan, thận giữa chuột nhóm chứng và nhóm thực nghiệm. Kết luận: Viên nang cứng Fucolen liều tương đương liều dự kiến lâm sàng (0,48 viên/kg/ngày uống liên tục 12 tuần không gây độc tính bán trường diễn trên gan và thận trên chuột thực nghiệm.
#Độc tính bán trường diễn #Gan #Thận #Fucolen
KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP CỦA LÁ XOÀI NON (Mangifera indica L.) TRÊN VI MÔ HỌC GAN VÀ THẬN CỦA CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus L.)
Mô bệnh học đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu dược phẩm và ngành y học lâm sàng. Chẩn đoán vi mô học là phương pháp xác định và định hướng điều trị cũng như tiên lượng bệnh. Trong nghiên cứu này, độc tính cấp của lá xoài non (Mangifera indica L.) được khảo sát dựa trên sự phân tích và so sánh cấu trúc vi mô gan/thận của chuột nhắt trắng (Mus musculus L.) bình thường và chuột nhắt trắng uống liều cao cao chiết methanol lá xoài non. Gan và thận chuột thí nghiệm được tách lấy từ các nhóm chuột bình thường uống nước muối sinh lí (đối chứng sinh lí), chuột bình thường uống 1.000 mg/kg, chuột bình thường uống 2.500 mg/kg và chuột bình thường uống 5.000 mg/kg cao chiết lá xoài non, uống một lần duy nhất. Kết quả quan sát cho thấy rằng, cấu trúc vi môhọc gan/thận của chuột uống lá xoài non có dấu hiệu bị tổn thương so với chuột đối chứng sinh lí. Điều này có nghĩa là lá xoài non liều cao có tác động xấu đến cấu trúc vi mô gan/thận chuột bình thường. Từ những kết quả này, nghiên cứu đưa ra kết luận cao chiết lá xoài non không nên được sử dụng tùy tiện ở cơ thể đang mắc bất cứ bệnh lí nào hoặc cơ thể không mang bệnh lí nếukhông có hướng dẫn của các y dược sĩ.
#cấu trúc vi mô học của gan #cấu trúc vi mô học của thận #độc tính cấp #lá xoài non (Mangifera indica L.) #Mus musculus L.
Áp dụng phương pháp mới để tính truyền nhiệt trên vách trụ có cánh dọc thân và cánh xoắn.
Trong thực tế, việc giải bài toán truyền nhiệt qua vách ống là một quá trình tính toán tương đối phức tạp, nhất là đối với các ống có cánh được bố trí ở vách phía bên ngoài với nhiều biên dạng cánh khác nhau. Có nhiều phương pháp tính toán truyền thống để giải bài toán truyền nhiệt này, tuy nhiên để thực hiện các phương pháp đó đòi hỏi phải tốn kém nhiều thời gian và chi phí làm thực nghiệm. Chính vì vậy, trong khuôn khổ bài báo này, tác giả đã áp dụng cách tính truyền nhiệt theo phương pháp mới để tính toán truyền nhiệt qua vách trụ có cánh thẳng và cánh xoắn bố trí dọc bên ngoài thân ống, trong đó ứng với mỗi thể loại có các biên dạng cánh khác nhau. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các công thức để tính bán kính tương đương, tính chu vi và diện tích mặt cắt ngang của ống có cánh thẳng và ống có cánh xoắn dọc thân.
#phương pháp tính toán nhiệt truyền thống #phương pháp tính truyền nhiệt mới #bán kính tương đương #ống vách trụ có cánh dọc thân #ống vách trụ có cánh xoắn
Khảo sát sử dụng vancomycin tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2021
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm sử dụng vancomycin và biến cố bất lợi trên thận của người bệnh tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thuần tập hồi cứu trên người bệnh được chỉ định vancomycin thời gian từ ngay 01/01/2021 đến ngày 30/6/2021 tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Kết quả: Trong tổng số 74 người bệnh, 71,62% bệnh nhân được đánh giá là đáp ứng với điều trị bằng vancomycin. Trung vị thời gian sử dụng vancomycin là 10 (5-15) ngày. Chế độ liều nạp được áp dụng ở 54% bệnh nhân, dao động từ 20-40mg/kg, mức liều duy trì phổ biến là 1g/12h. 85% bệnh nhân được giám sát chức năng thận 1-3 lần/tuần. Nồng độ creatinine xu hướng tăng sau 10 ngày điều trị. Tỉ lệ người bệnh gặp độc tính trên thận là 10,8%, có 5,4% người bệnh ở mức độ R – nguy cơ, 1,3% người bệnh ở mức độ I – tổn thương, 4,1% người bệnh ở mức độ F – suy. Trong số các bệnh nhân gặp độc tính trên thận: 75% bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như dùng kèm thuốc độc tính trên thận hoặc là người già, 80% bệnh nhân dùng vancomycin trên 10 ngày. Kết luận: Vancomycin nằm trong danh mục kháng sinh cần theo dõi, giám sát khi sử dụng. Tỷ lệ ghi nhận tại Bệnh viện cho thấy khoảng 10% có độc tính trên thận khi sử dụng, cho thấy sự cần thiết của việc cần xây dựng hướng dẫn sử dụng vancomycin, trong đó bao gồm triển khai định lượng nồng độ thuốc trong máu để kiểm soát nồng độ duy trì hiệu quả và giám sát biến cố bất lợi, đặc biệt là biến cố trên thận.
#vancomycin #đặc điểm sử dụng #độc tính trên thận
Khảo sát đặc điểm vi học, thành phần hóa học và hoạt tính gây độc trên một số dòng tế bào ung thư của thân rễ Sùng thảo – Rhizoma Stachydis affinis
Tạp chí Khoa học Đại học Đông Á - Tập 1 Số 1 - Trang 57-66 - 2022
Thân rễ Sùng thảo (Rhizoma Stachydis affinis) được dùng như một thực phẩm cũng như là một vị thuốc trong y học cổ truyền nhằm điều trị nhiễm trùng, cảm lạnh và viêm phổi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân tích đặc điểm hình thái học, khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư của thân rễ Sùng thảo. Đặc điểm vi phẫu dược liệu này đã được làm sáng tỏ, những thông tin này sẽ góp phần tiêu chuẩn hoá nguyên liệu Sùng thảo cho việc sản xuất các dược phẩm an toàn có nguồn gốc tự nhiên. Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hóa cho thấy, thân rễ Sùng thảo chứa nhóm hợp chất carotenoid, tinh dầu, triterpenoid tự do, coumarin, proanthocyanidin, polyphenol, và polyuronic. Ở nồng độ 100 μg/mL, các mẫu cao chiết có khả năng gây độc các dòng tế bào ung thư phổi MDA-MB-231, ung thư gan Hep3B và ung thư cổ tử cung Hela ở mức độ trung bình. Kết quả nghiên cứu này góp phần xác định đúng dược liệu Sùng thảo ở Việt Nam bằng các đặc điểm hình thái và vi học, cũng như cung cấp những thông tin quan trọng về thành phần dược chất cũng như hoạt tính kháng lại môt số dòng tế bào ung thư.
#Sùng thảo #Rhizoma Stachys affinis #stachyose #độc tính tế bào
Khảo sát độc tính và khả năng bảo vệ gan của cao chiết methanol lá một số thực vật trên dòng tế bào HepG2
Nghiên cứu tập trung vào việc khảo sát khả năng bảo vệ gan của các cao chiết methanol lá cây Vọng cách (Premna serratifolia L.), lá Mơ lông (Paederia lanuginosa) và lá Mơ leo (Paederia scandens) trên dòng tế bào HepG2. Các thí nghiệm đánh giá độc tính và khả năng bảo vệ gan chống lại sự tổn thương do CCl4 gây ra của các cao chiết được thực hiện bằng phương pháp xác định mật số tế bào sống sử dụng bộ Kit CCK8. Dòng tế bào gan HepG2 được gây tổn thương bởi CCl4 (1%) và được bổ sung cao methanol lá cây Vọng cách, lá mơ Mơ lông và lá Mơ leo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các cao chiết không gây độc tính cho tế bào HepG2 ở nồng độ 500 µg/mL. Bên cạnh đó, thí nghiệm còn chứng minh cao chiết methanol lá Vọng cách và lá Mơ lông có hiệu quả trong việc bảo vệ tế bào gan kháng lại độc tính gây ra bởi CCl4 trên dòng tế bào HepG2.
#Hepatoprotective #HepG2 #Premna serratifolia L. #Paederia lanuginosa #Paederia scandens
Khảo sát tình hình sử dụng colistin cho bệnh nhân Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Quân y 175
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng colistin tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 175 và tác dụng không mong muốn trên thận liên quan đến sử dụng colistin. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu dựa trên thông tin thu thập từ bệnh án của 124 bệnh nhân (BN) sử dụng colistin của Khoa Hồi tích cực, Bệnh viện Quân y 175 từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022. Kết quả: Trung vị tuổi của 124 bệnh nhân là 63,5 tuổi (49-72). Có 115 (92,7%) bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn đa kháng. Liều colistin trung vị là 8 (8-10) MIU/ngày, thời gian điều trị trung vị là 9,5 (6-12) ngày. Các nhóm kháng sinh được phối hợp phổ biến với colistin là carbapenem, tetracyclin và aminoglycosid. Có 53 bệnh nhân (42,7%) có xuất hiện độc tính trên thận. Các yếu tố có liên quan đến độc tính trên thận bao gồm: Bệnh thận mạn, ≥ 2 vi khuẩn đa kháng, K. pneumoniae, P. aeruginosa, thời gian nằm viện, dùng kèm furosemid hoặc amikacin, nồng độ creatinin huyết thanh (SCr) nền và thời gian sử dụng colistin. Kết luận: Tỷ lệ xuất hiện độc tính trên thận khá cao nên cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng colistin trên lâm sàng.
#Colistin #vi khuẩn đa kháng #độc tính trên thận
Tổng số: 20   
  • 1
  • 2